Chủ Nhật, 23 tháng 2, 2020

Màn thả dáng có 1-0-2: Sao nữ đóng thế Phạm Băng Băng "chây ì" 1 tiếng đồng hồ chụp ảnh tại thảm đỏ LHP Berlin

Trang QQ đưa tin, sự kiện LHP Quốc tế Berlin diễn ra vào ngày 21/2 đang nhận được sự quan tâm của công chúng khi 1 tên tuổi nhạt nhoà trong làng giải trí Hoa ngữ là Tôn Hiểu xuất hiện tại đây. Điều gây phẫn nộ chính là việc cô có màn thả dáng dài tới 1 tiếng đồng hồ không chịu ngơi nghỉ.

Màn thả dáng có 1-0-2: Sao nữ đóng thế Phạm Băng Băng chây ì 1 tiếng đồng hồ chụp ảnh tại thảm đỏ LHP Berlin - Ảnh 1.

Theo thông tin, Tôn Hiểu đi theo đoàn làm phim "My Salinger Year" tới dự sự kiện. Từ clip livestream ghi lại thì đoàn làm phim bắt đầu xuất hiện ở phút thứ 50 kể từ khi chương trình bắt đầu. Tôn Hiểu diện váy bó sát vòng 1, gương mặt trang điểm kĩ càng. Cô liên tục tạo dáng trước ống kính máy quay với hình ảnh chuyên nghiệp và nụ cười nở trên môi. Mặc dù tạo dáng thả phanh như vậy nhưng nữ diễn viên này dường như không hề ngượng ngùng chút nào. Cả đoàn làm phim sau khi chụp ảnh xong có tới khu vực phỏng vấn, tuy nhiên, lúc họ hoàn thành xong việc trả lời với báo chí lại không hề thấy Tôn Hiểu đâu. Chỉ đến khi thời gian đi thảm đỏ kết thúc, người ta mới thấy cô xuất hiện. Toàn bộ thời gian dành cho phần đi thảm đỏ là 1 tiếng 50 phút, điều này có nghĩa Tôn Hiểu đã "catwalk" ở đây tới 1 tiếng đồng hồ.

Màn thả dáng có 1-0-2: Sao nữ đóng thế Phạm Băng Băng chây ì 1 tiếng đồng hồ chụp ảnh tại thảm đỏ LHP Berlin - Ảnh 3.
Màn thả dáng có 1-0-2: Sao nữ đóng thế Phạm Băng Băng chây ì 1 tiếng đồng hồ chụp ảnh tại thảm đỏ LHP Berlin - Ảnh 4.
Màn thả dáng có 1-0-2: Sao nữ đóng thế Phạm Băng Băng chây ì 1 tiếng đồng hồ chụp ảnh tại thảm đỏ LHP Berlin - Ảnh 5.
Màn thả dáng có 1-0-2: Sao nữ đóng thế Phạm Băng Băng chây ì 1 tiếng đồng hồ chụp ảnh tại thảm đỏ LHP Berlin - Ảnh 6.

Sau khi thông tin này được đưa ra, rất nhiều netizen đã tìm kiếm thông tin và được biết, Tôn Hiểu chính là diễn viên đóng thế cho Phạm Băng Băng. Tôn Hiểu đến từ Bắc Kinh, gần đây có tham gia Biên dịch đóng phim tại nước ngoài và đảm nhiệm diễn viên đóng thế cho nữ hoàng họ Phạm trong bộ phim "X-Men: Days of Future Past".

Màn thả dáng có 1-0-2: Sao nữ đóng thế Phạm Băng Băng chây ì 1 tiếng đồng hồ chụp ảnh tại thảm đỏ LHP Berlin - Ảnh 7.
Màn thả dáng có 1-0-2: Sao nữ đóng thế Phạm Băng Băng chây ì 1 tiếng đồng hồ chụp ảnh tại thảm đỏ LHP Berlin - Ảnh 8.

Rất nhiều bình luận phản ứng dữ dội trước sự lố bịch của Tôn Hiểu tại sự kiện nước ngoài: "Gì nữa đây, lại thêm 1 nhân vật thích điên cuồng tạo dáng thảm đỏ à", "Cô ta có đi nữa đi mãi thì cũng chẳng ai biết cô ta là ai đâu", "Táo tợn thật",...

Vấn nạn sao nữ vô danh chơi trội, "lầy lội" đi thảm đỏ tại các sự kiện không phải là điều hiếm gặp bởi năm nào cũng có vô số nhân vật như vậy, tuy nhiên, mỗi khi điều này xảy ra, netizen đều dồn sự chú tâm, và mặc cho bao bài viết phê phán cùng những bình luận chỉ trích, rất nhiều người vẫn chọn cách nổi tiếng 1 cách thị phi đến như vậy. Thậm chí, trên mạng xã hội còn có cụm từ "Ngôi sao thảm đỏ" do thiếu gia Vương Tư Thông dùng, bắt nguồn từ sự kiện Phạm Băng Băng và Trương Hinh Dư dù không có tác phẩm tranh tài tại LHP nhưng lại chiếm trọn spotlight báo chí bởi màn thể hiện khoa trương, thậm chí có phần lố bịch.

Nguồn: QQ

Hơn một nửa số phụ nữ trẻ lựa chọn loại bỏ lông vùng kín, điều đó có lợi cho chuyện "giường chiếu" hay không?

Bản thân chúng ta luôn gặp phải các vấn đề khi tìm hiểu về sinh lý bởi vốn dĩ có rất ít tài nguyên cũng như mọi người rất ngại chia sẻ về vấn đề này. Nên cạo lông vùng kín hay không là thắc mắc của rất nhiều chị em hiện nay. Để biết được chính xác nhất về vấn đề này bạn hãy lắng nghe những chia sẻ của các trong bài viết sau nhé!

Hơn một nửa số phụ nữ trẻ lựa chọn loại bỏ lông mu

Một nghiên cứu về phụ nữ trẻ người Úc cho thấy 60% trong số họ đã loại bỏ một phần lông mu, so với 96% thường xuyên loại bỏ lông chân và lông nách. Dù loại bỏ lông mu đang dần trở nên phổ biến hơn nhưng nó vẫn không điển hình như loại bỏ lông chân và lông nách.

Có nên “tỉa tót” vùng kín trước khi quan hệ hay không? - Ảnh 1.

Điều này có thể cho ta biết điều gì đó về những áp lực xã hội mà chúng ta phải đối mặt khi nói đến phần lông, tóc trên cơ thể. Các chuẩn mực xã hội về lông, tóc đôi khi áp đặt chúng ta phải theo quan điểm của số đông.

Ngày nay, những phụ nữ trẻ đang sử dụng phương tiện truyền thông xã hội để chống lại những áp lực vô hình này. Họ tôn vinh sự đa dạng và khác biệt tự nhiên của phụ nữ, và cố gắng giữ gìn những gì được coi là thuần túy nhất.

Lông vùng kín có tác dụng gì?

1. Lông giúp bảo vệ vùng kín của bạn

Phần lông vùng bikini lông này có tác dụng bảo vệ và che chở cho cơ quan sinh dục của bạn tránh khỏi những tổn thương do vi khuẩn và mầm bệnh gây ra. Lông mu đóng vai trò như màng chắn ngăn ngừa sự xâm nhập của hàng loạt vi khuẩn và virus từ bên ngoài. Những bệnh thường gặp nhất đó là viêm nhiễm trùng, nhiễm khuẩn ở vùng kín.

2. Làm giảm sự ma sát ở vùng kín

Khi bạn thực hiện các hoạt động hàng ngày như chạy bộ, xe đạp hay đi lại đều luôn tạo ra sự ma sát nhất định ở giữa hai bên chân hay cụ thể hơn là Biên dịch vùng háng. Nhờ đó mà bạn có thể giảm bớt được sự khó chịu, bức bối không đáng có.

Có nên “tỉa tót” vùng kín trước khi quan hệ hay không? - Ảnh 2.

3. Duy trì nhiệt độ thích hợp

Lông mu còn giúp bạn duy trì được nhiệt độ tại “vùng nhạy cảm”. Chẳng hạn vào mùa đông, lớp lông này có thể giúp giữ ấm cho vùng sinh dục. Còn vào mùa hè, các tuyến da dưới lớp lông vùng kín sẽ tiết ra chất dầu giúp giảm ma sát ở vùng kín đồng thời làm mát cho vùng “tam giác mật” của bạn.

4. Tạo nên sự hấp dẫn

Tùy thuộc vào quan điểm thẩm mỹ của từng người. Việc “cô bé” hay "cậu nhỏ" được che đậy cũng tạo nên một sự hấp dẫn, thôi thúc sự khám phá đối với đối tác. Ngoài ra một số tuyến dưới lớp da vùng kín còn tiết ra pheromone được chứng minh là có khả năng dẫn dụ gợi lên ham muốn và khoái cảm đối với bạn tình.

Trước khi yêu có nên “dọn cỏ” không?

Với các lợi ích đã nêu trên thì quyết định để lại phần lông ở "vùng nhạy cảm" là hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên, nếu lớp lông này quá rậm thì các chị em có thể cắt tỉa bớt để đảm bảo vệ sinh hơn.

Dù không phủ nhận rằng “dọn cỏ” cho vùng kín sẽ giúp vùng này sạch sẽ, dễ vệ sinh hơn. Nhưng điều này có thể gây ra những rắc rối mà chị em không lường trước được, bởi nếu không cẩn thận thì rất dễ dẫn tới việc tổn thương, viêm nhiễm.

Khi lông mu bị loại bỏ có nghĩa là “cơ quan bảo vệ” vùng kín không còn, các vi khuẩn, virus dễ dàng xâm nhập vào bên trong “vùng kín” gây nhiễm trùng hoặc thậm chí cả viêm nang lông. Những loại vi khuẩn này có thể gây ung thư cổ tử cung hoặc các bệnh lây lan qua đường tình dục khác nếu như bạn không phát hiện và điều trị sớm.

Có nên “tỉa tót” vùng kín trước khi quan hệ hay không? - Ảnh 3.

Khi “dọn sạch” lông mu không cẩn thận, hay tự làm tại nhà cũng có thể gây ra tổn thương nhỏ đối với da như trầy xước, bỏng, ngứa, sưng... dễ viêm nang lông nhất là khi tiếp xúc liên tục trong quá trình quan hệ tình dục.

Bên cạnh đó, sau khi cạo đi, một thời gian ngắn chúng sẽ mọc lại. Lông mọc lên sau đó sẽ lên nhiều và cứng hơn lớp lông trước đó. Quá trình chúng mọc có thể khiến bạn vô cùng ngứa ngáy và khó chịu. Đặc biệt là lúc quan hệ, đối phương dễ tụt hứng vì vô tình chạm vào những sợi cứng vừa mới nhú lên của bạn.

Trong trường hợp lông vùng kín quá đỗi rậm rạp, gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày thì chị em có thể thực hiện cạo lông vùng bikini nhưng nên đến các cơ sở uy tín, chuyên nghiệp thực hiện để đảm bảo an toàn và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Có nên “tỉa tót” vùng kín trước khi quan hệ hay không? - Ảnh 4.

Chị em có thể sử dụng các phương pháp tại spa như tẩy lông, wax, công nghệ triệt lông bằng laser... bởi thời gian lông mọc lại khá lâu và vùng da sau khi thực hiện cũng sẽ mềm mại hơn. Tất nhiên, trước khi thực hiện bạn cần thăm khám tình trạng vùng kín để được đảm bảo chắc rằng có có thể thực hiện cạo lông vùng kín.

Nguồn: The Conversation

Chủ Nhật, 2 tháng 2, 2020

Thủ tướng công bố dịch nCoV

Dịch xảy ra tại Việt Nam từ ngày 23/1 (khi xác định người đầu tiên mắc bệnh), do chủng mới của virus corona gây ra. Đến nay, cả nước có sáu người mắc bệnh, ba địa phương có dịch là Khánh Hòa, Vĩnh Phúc và Thanh Hóa.

Chính phủ đánh giá mức độ nguy hiểm của dịch là "bệnh truyền nhiễm nhóm A, nguy cơ ở mức độ khẩn cấp toàn cầu", lây truyền qua đường hô hấp từ người sang người.

Học sinh ở Hà Nội đeo khẩu trang phòng virus corona. Ảnh: Ngọc Thành

Học sinh ở Hà Nội đeo khẩu trang phòng virus corona. Ảnh: Ngọc Thành

Theo Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, bệnh truyền nhiễm nhóm A gồm các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm, có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh.

Các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A bao gồm: bại liệt; cúm A-H5N1; dịch hạch; đậu mùa; sốt xuất huyết do virus ebola, lassa hoặc marburg; bệnh sốt Tây sông Nile; sốt vàng; tả; viêm đường hô hấp cấp nặng do virus và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới phát sinh chưa rõ tác nhân gây bệnh.

Chính phủ thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm gồm: Lập ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch; khai báo, báo cáo dịch; cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh; cách ly y tế; vệ sinh, diệt trùng, tẩy uế vùng có dịch; các biện pháp bảo vệ cá nhân; kiểm soát ra, vào vùng dịch; huy động, trưng dụng các nguồn lực cho hoạt động chống...

Các bệnh viện tuyến tỉnh, trung ương, ngành công an, quân đội, dã chiến đều được huy động để tiếp nhận, cách ly, theo dõi, điều trị người mắc bệnh.

Trước đó, tại phiên họp Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona tối 31/1, ông Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Y tế đã giải thích vì sao Việt Nam chưa công bố tình trạng y tế khẩn cấp quốc gia.

Ông Long cho biết, WHO đã công bố dịch virus corona là tình trạng khẩn cấp toàn cầu, nhưng ở Việt Nam việc công bố phải dựa trên số lượng người mắc bệnh, số người tử vong, mức độ lan tràn của dịch bệnh, các biện pháp ngăn chặn chưa hiệu quả...

WHO đã công bố tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu với 4 loại dịch bệnh, nhưng Việt Nam chưa lần nào. "Năm 2009, Việt Nam có gần 10.000 người mắc virus H1N1, 22 người tử vong, nhưng thời điểm đó cũng không công bố tình trạng y tế khẩn cấp", ông Long dẫn chứng.

Ông Long nhận định, dịch nCoV đang diễn biến rất phức tạp và Việt Nam "đã và đang triển khai các giải pháp phòng, chống còn mạnh hơn cả khuyến cáo của WHO".

Đại diện Bộ Ngoại giao cho biết, Trung Quốc cũng chưa công bố tình trạng y tế khẩn cấp, dù đang áp dụng nhiều biện pháp phòng chống dịch.

Theo Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, bệnh truyền nhiễm, Bộ trưởng Y tế công bố dịch theo đề nghị của Chủ tịch UBND cấp tỉnh đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A và đối với một số bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B khi có từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên đã công bố dịch.

Thủ tướng công bố dịch theo đề nghị của Bộ trưởng Y tế đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A khi dịch lây lan nhanh từ tỉnh này sang tỉnh khác, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe con người.

Việc ban bố tình trạng khẩn cấp khi dịch lây lan nhanh trên diện rộng, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe con người và kinh Công ty dịch thuật Đồng Nai tế - xã hội của đất nước. Ủy ban Thường vụ Quốc hội ra nghị quyết ban bố tình trạng khẩn cấp theo đề nghị của Thủ tướng; trường hợp Ủy ban Thường vụ Quốc hội không thể họp ngay được thì Chủ tịch nước ra lệnh ban bố.

Bác sĩ Trung Quốc thừa nhận sai lầm

Bác sĩ chuyên khoa hô hấp nổi tiếng Trung Quốc thừa nhận tuyên bố ban đầu của ông rằng dịch viêm phổi có thể ngăn chặn là không chính xác. https://vnexpress.net/dich-viem-phoi-corona/bac-si-trung-quoc-thua-nhan-sai-lam-4048946.html